Hiệp sĩ của Đức tin và Hiệp sĩ của sự nhẫn nhục vô hạn Hiệp_sĩ_của_Đức_tin

Silentio của Kierkegaard so sánh Hiệp sĩ của Đức tin với hai hình tượng khác, Hiệp sĩ của lòng nhẫn nhục vô hạn và "Những nô lệ" của cái đẹp. Kierkegaard sử dụng câu chuyện của một công chúa và một người đàn ông yêu cô mãnh liệt, nhưng điều ngang trái là anh ta sẽ không bao giờ nhận ra tình yêu này trong thế giới mà họ đang sống. Một người yêu cái đẹp sẽ từ bỏ tình yêu này, sẽ gào khóc rằng, ví dụ, "Tình yêu này thực sự ngu xuẩn. Một người phụ nữ góa chồng của một gia đình sản xuất bia giàu có thì vừa tốt vừa đáng kính trọng". Một người tôn sùng đạo đức sẽ không từ bỏ tình yêu này mà sẽ chịu đựng một sự thật đau đớn rằng họ sẽ không thể nào sống bên nhau trong thế giới này. Hiệp sĩ của sự vô hạn có lẽ tin hoặc không tin họ có thể được ở gần nhau trong kiếp sau hay trong thế giới của các linh hồn, nhưng điều quan trọng nhất là Hiệp sĩ của sự vô hạn sẽ từ bỏ niềm tin rằng họ sẽ được sống bên nhau trong thế giới này, trong kiếp này.

Hiệp sĩ của Đức tin cũng cảm thấy những gì mà Hiệp sĩ của lòng nhẫn nhục vô hạn cảm thấy ngoại trừ việc Hiệp sĩ của Đức tin tin chắc rằng trong thế giới này, trong kiếp này, anh sẽ được sống với người mình yêu. Hiệp sĩ của Đức tin sẽ nói. "Tuy nhiên, Tôi tin tưởng rằng tôi nên ở bên cạnh cô ấy, như, cái mà là, một sự vô lý, và như một thực tế rằng với Chúa trời mọi điều là có thể". Hai hành động đôi này là một nghịch lý vì một mặt xét về cách nhìn nhận của con người thì họ không thể bên nhau nhưng mặt khác Hiệp sĩ của Đức tin sẵn sàng tin rằng họ vẫn ở bên nhau trong cái nhìn của thần thánh.